Khi bạn ngồi trên một chiếc tàu lướt trên từng đợt sóng nhấp nhô, dập dồn, chắc chắn sẽ có ít nhất vài lần cảm thấy chóng mặt, nghe nhộn nhạo trong lồng ngực, buồn nôn và nôn. Đó là hiện tượng say sóng mà hầu như ai cũng bị, không ít thì nhiều.
Trước hết, thời tiết là yếu tố chính làm bạn say sóng. Khi gặp thay đổi thời tiết và khí hậu không thuận lợi, bạn rất dễ mệt mỏi và bị say. Hơn nữa, thời tiết không tốt có thể khiến biển động và việc đi biển sẽ vất vả. Vậy tốt nhất là không nên đi biển khi thời tiết xấu.
Trước khi lên tàu, sẽ là sai lầm nếu bạn quyết định nhịn đói để tránh bị nôn ói. Đừng để cảm giác nôn nao của cơn đói “cộng hưởng” với những cơn sóng khiến bạn gục ngã. Bạn nên để ý ăn đồ khô, nhẹ bụng như bánh mì, xôi, bánh bao… Không nên ăn đồ nước, nhiều dầu mỡ khó tiêu, uống nước có ga, chất kích thích…
Bạn nên lưu ý là tàu càng to thì càng “đằm” nên sẽ bớt tròng trành hơn tàu nhỏ. Khi lên tàu, bạn hãy ngồi ở khu vực giữa, tầng thấp. Đó là những vị trí ít tròng trành hơn cả. Nên tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu. Nên thả mắt nhìn xa, không đọc sách, báo, máy tính cá nhân, chơi game trên tàu…
Ngoài việc dùng thuốc chống say thông thường, dân gian có một phương thuốc hay cho say sóng, đó là gừng tươi. Trước khi lên tàu nửa tiếng, bạn hãy uống 1 cốc nước ấm gừng giã. Trong chuyến đi nên ngậm 1 lát gừng tươi.
Các loại thuốc nên chuẩn bị trước khi đi tàu
Thuốc chống say: Trong trường hợp bị say có nôn mửa liên tục, bệnh nhân cần được tiêm bắp một ống nautamin 60 mg hoặc uống 1-2 viên nautamin 90 mg để chống nôn, chống say. Ngoài ra, có thể tiêm dưới da 1-3 ống atropin 1/4 mg trong 24 giờ để chống tiết dịch, phối hợp với uống 1-2 viên gardenan 0,1 g để an thần. (Theo kinh nghiệm cá nhân của tớ thì thuốc nautamin dạng viên nén rất tốt.
Một vài biện pháp chống say sóng:
- Trước khi đi tàu, không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hay nhiều acid như nước cam, nước bưởi… vì những thực phẩm này khó tiêu hóa. Nhưng cũng không nên nhịn đói trước khi lên tàu. Một bao tử đầy thức ăn hay rỗng tuếch đều làm bạn khó chịu như nhau thôi.
- Uống nhiều nước khi ở trên tàu vì cảm giác say sóng cũng làm toát mồ hôi, dẫn đến mất nước, và mất nước làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.
- Trước và trong khi đi tàu, tốt nhất bạn nên ăn bánh mì, ngũ cốc hay các loại trái cây ít acid như chuối, bơ, lê… Khi đi tàu, một ít bánh qui lạt (nhạt) có thể làm bao tử dịu lại, còn coca cũng có thể có tác dụng với một số người vì trong thành phần coca có một chất thường dùng trong dược phẩm chống nôn ói. Ngoài ra bạn cũng có thể thử kẹo gừng hay kẹo bạc hà thử xem nhé.
- Trên tàu, nên chọn ngồi nơi thoáng khí và có tầm nhìn. Hãy cố gắng ngồi yên một chỗ và hướng tầm nhìn vào những thứ có vẻ như đang chuyển động, ví dụ như đường chân trời đang tiến lại gần hay những đợt sóng dập dềnh, hoặc là những áng mây bay trên bầu trời.
- Không tập trung chú ý vào những thứ bất động như sách, báo hay những vật bên trong tàu, đặc biệt là cố gắng tránh nghĩ đến việc say sóng hay ở gần những người đang có dấu hiệu say sóng.
Hướng dẫn cách chữa say sóng khi đi du lịch biển?
Một vài biện pháp chống say sóng:
- Trước khi đi tàu, không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hay nhiều acid như nước cam, nước bưởi… vì những thực phẩm này khó tiêu hóa. Nhưng cũng không nên nhịn đói trước khi lên tàu. Một bao tử đầy thức ăn hay rỗng tuếch đều làm bạn khó chịu như nhau thôi.
- Uống nhiều nước khi ở trên tàu vì cảm giác say sóng cũng làm toát mồ hôi, dẫn đến mất nước, và mất nước làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.
- Trước và trong khi đi tàu, tốt nhất bạn nên ăn bánh mì, ngũ cốc hay các loại trái cây ít acid như chuối, bơ, lê… Khi đi tàu, một ít bánh qui lạt (nhạt) có thể làm bao tử dịu lại, còn coca cũng có thể có tác dụng với một số người vì trong thành phần coca có một chất thường dùng trong dược phẩm chống nôn ói. Ngoài ra bạn cũng có thể thử kẹo gừng hay kẹo bạc hà thử xem nhé.
- Trên tàu, nên chọn ngồi nơi thoáng khí và có tầm nhìn. Hãy cố gắng ngồi yên một chỗ và hướng tầm nhìn vào những thứ có vẻ như đang chuyển động, ví dụ như đường chân trời đang tiến lại gần hay những đợt sóng dập dềnh, hoặc là những áng mây bay trên bầu trời.
- Không tập trung chú ý vào những thứ bất động như sách, báo hay những vật bên trong tàu, đặc biệt là cố gắng tránh nghĩ đến việc say sóng hay ở gần những người đang có dấu hiệu say sóng.
Chứng say sóng sẽ đỡ đi khi bạn rời khỏi môi trường mặt biển. Thật không may là phần lớn mọi người đều không thể chờ đợi đến lúc thấy đỡ hơn. Cố gắng tránh những cơn say sóng dễ hơn là tìm cách chữa nó sau khi các triệu chứng trên đã xuất hiện.
- Bước 1: Hãy đặt chỗ ngồi ở khoang giữa của tàu. Ở phần chính giữa thân tàu luôn ít chuyển động hơn so với phần trước (mũi tàu) hay phần sau (đuôi tàu).
- Bước 2: Dán một miếng cao dán vào sau tai khoảng 8 tiếng trước khi bạn lên thuyền. Miếng dán này rất dễ sử dụng và có thể dính được trong khoảng 3 ngày. Tuy nhiên, nó có thể làm bạn thấy buồn ngủ và hơi khô miệng.
- Bước 3: Nếu bạn là người có tiền sử bị say sóng, hãy uống các loại thuốc có thành phần Dimenhydrinate (Ví dụ: Dramamine) hoặc Meclizine hydrochloride (Ví dụ: Bonine) vài giờ trước khi lên thuyền. Chúng có tác dụng cản cơn say sóng nhưng cũng làm bạn cảm thấy hơi buồn ngủ. Hai loại thuốc này đều có bán trên phần lớn các loại tàu, nhưng nếu bạn không uống chúng sớm trước khi lên tàu thì sẽ không có tác dụng triệt để.
- Bước 4: Hãy đeo một chiếc vòng chống nôn (Sea bands) vào cổ tay khi lên tàu. Chiếc vòng này sẽ làm tăng sức nén lên phần mạch cổ tay có liên đới đến sự buồn nôn. Vì đât không phải là thuốc nên nó an toàn cho tất cả mọi người.
- Bước 5: Khi đang ở trên thuyền, hãy cố gắng nhìn về phía đường chân trời hoặc đi bộ quanh thuyền nếu bạn có thể. Vì nằm xuống chỉ làm cho chứng buồn nôn và chóng mặt nặng hơn. Hãy di chuyển cho tới khi cơ thể bạn thích nghi được với chuyển động của con thuyền.
Sơ cứu khi bị say sóng
Khi nhận thấy những dấu hiệu của say sóng tấn công cơ thể, bạn có thể sử dụng châm cứu. Thực hiện theo cách châm cứu trong y học Trung Quốc có thể ngăn chặn chứng nôn mửa bằng cách: Dùng đầu ngón tay nhấn mạnh và giữ chừng vài phút trên huyệt đạo ở cổ tay (chỗ trũng giữa 2 gân tay, phía trên chỗ bác sĩ thường bắt mạch chừng 4 cm).