Rùa biển giao phối: Điệu nhảy của đại dương

Một cảnh tượng hiếm có của hai cá thể rùa xanh đang thực hiện giao phối rất gần bờ tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo đã được Save Côn Đảo ghi lại.

Sau một đêm dài tuần tra biển và “đỡ đẻ” cho rùa, anh kiểm lâm đã phát hiện hai cá thể rùa xanh, một đực và một cái đang giao phối gần bờ của Bãi Cát Lớn, hòn Bảy Cạnh. Ngay cả với các anh kiểm lâm đã có nhiều năm kinh nghiệm cứu hộ rùa, đây là một cảnh tượng rất hiếm thấy, vì rùa biển thường giao phối ngoài khơi xa, ít khi gần bờ như cặp rùa này.

Rùa biển giao phối là một hình ảnh tuyệt vời và rất hiếm thấy. Hầu hết rùa biển sống đơn độc và chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối. Giao phối thậm chí có thể là một hành động nguy hiểm đối với rùa! Rùa đực bám vào rùa cái và rùa cái phải chịu sức nặng của cả hai trong lúc giao phối, đồng thời phải ngoi lên mặt nước một vài lần để thở.

Cả cơ quan sinh sản của rùa đực và cái đều nằm ở phần gốc đuôi bên trong lỗ huyệt (cloaca) – cơ quan kết hợp đường tiêu hóa, đường tiểu và sinh dục. Rùa đực có đuôi rất dài và rùa cái có đuôi ngắn. Bộ phận sinh dục của con đực nằm trong lỗ huyệt, khi giao phối rùa đực sẽ đưa đuôi của mình vào bên dưới đoạn sau mai của rùa cái để tiếp cận lỗ huyệt của rùa cái.
Giao phối có thể kéo dài hàng giờ. Khi kết thúc, rùa đực sẽ bám tiếp tục vào mai rùa cái để ngăn các con đực khác đến giao phối. Các con đực có thể tranh giành một con cái tại một thời điểm, chúng sẽ cắn vào đuôi và vây của con đực đang bám vào rùa cái, buộc nó phải buông rời ra. Lúc này, rùa cái có thể gặp nguy hiểm nếu không lấy được không khí để thở, và có thể chết đuối.

Sau khi rùa đực và cái rời nhau, chúng có thể giao phối với những con rùa khác. Một rùa cái có thể giao phối với nhiều rùa đực và dự trữ tinh trùng trong nhiều tháng trước khi thụ tinh và bắt đầu đẻ trứng.

RÙA BIỂN GIAO PHỐI: ĐIỆU NHẢY CỦA ĐẠI DƯƠNG

Trái với hình ảnh nhẹ nhàng thường thấy, rùa biển có tập tính tình dục khá hung bạo (sexually aggressive). Rùa mẹ khi lên biển đẻ trứng thường được thấy có những vết rách sâu trên mai và những vết thương chảy máu. Đây là do rùa đực dùng hai chi trước để găm vào mai rùa cái và bám vào suốt quá trình giao phối. Giao phối thậm chí có thể là một hành động nguy hiểm đối với rùa! Rùa đực bám vào rùa cái và rùa cái phải chịu sức nặng của cả hai trong lúc giao phối, đồng thời phải ngoi lên mặt nước một vài lần để thở.

Tập tính giao phối của rùa biển có thể giống như một điệu nhảy dưới nước. Rùa đực kẹp, đập và va chạm vào rùa cái trước khi cưỡi lên con cái, bám vào rìa trước của mai con cái bằng những chiếc móng cong ngược về sau. Đuôi của rùa đực còn một chiếc “móng” khác ở đầu tận để bám vào con cái và như vậy tạo ra một vị trí vững chắc bằng ba điểm bám ( hai chi trước và đuôi). Rùa biển giao phối là một hình ảnh cực kì sống động, và quá trình này có thể kéo dài đến hàng giờ!

Giao phối có thể diễn ra dưới biển hoặc trên mặt nước, với nhiều con đực tranh giành một con cái tại một thời điểm. Chúng sẽ cắn vào đuôi và vây của con đực đang bám vào rùa cái, buộc nó phải buông rời ra. Lúc này, rùa cái có thể gặp nguy hiểm nếu không lấy được không khí để thở, và có thể chết đuối.

Rùa cái sẽ giao phối với nhiều rùa đực trước khi lên bãi biển để đẻ trứng, chúng sẽ dự trữ tinh trùng và khi làm tổ đẻ trứng, các trứng đã được thụ tinh bởi nhiều hơn một con đực.

Nguồn: Save Côn Đảo

Rate this post
Bài trước
“Dấu ấn côn đảo” yêu thương & trân trọng giá trị lịch sử
Bài sau
Tàu cao tốc ra Côn Đảo hoạt động trở lại vào ngày 25/4/2020
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.