Miếu Cô Vân trên Hòn Cau (Cô Vân Tiên Cảnh)

Miếu Cô Vân (Cô Vân Tiên Cảnh) được lập ở Côn Đảo không rõ vào thời gian nào. Theo một thông tin chính thống từ các cơ quan hữu quan gần đây thì đây chỉ là câu chuyện bịa đặt.

Khi rà soát tài liệu liên quan đến khu di tích nhà tù Côn Đảo, các tài liệu hồ sơ chính thống hiện đang lưu trữ cũng không có thông tin về mộ Cô Vân tại Hòn Cau.

Cơ quan chức năng cũng xác định thông tin, vào khoảng năm 1980, ông Lê Văn Tuội (Bảy Sơn) – người được phân công trông coi Hòn Cau cùng một số người đã nhặt san hô chết chất thành ngôi mộ và đồn đoán đó là mộ của người vượt biên tên Vân rất linh thiêng để ngư dân vào cúng bái. Những người gắn bó với Côn Đảo lâu năm cũng khẳng định thông tin lan truyền gần đây về mộ Cô Vân là bịa đặt.

Vì vậy, UBND huyện đã thông tin chính thống về mộ Cô Vân và đề nghị các đơn vị, cá nhân cùng chung tay cùng địa phương giữ gìn hình ảnh, môi trường du lịch huyện Côn Đảo.

Hình ảnh mô Cô Vân trước đây

Câu chuyện bịa đặt về Miếu Cô Vân

Sự tích về Cô Vân có rất nhiều người kể và mốc thời gian thì ko chính xác và rõ ràng, chỉ chắc chắn rằng Cô mất trên biển. Có người kể rằng khi phát hiện ra xác Cô thì trên giấy tờ của Cô đã bị nước làm nhoè chỉ còn 1 chữ Vân nên gọi là miếu Cô Vân, cũng có người kể khi phát hiện ra xác Cô trên Hòn Cau thì lúc đó Cô chỉ còn là bộ xương trắng, các ngư dân chôn rồi lập mộ tại Hòn Cau.

Trong quá trình đánh bắt cá, khi đi ngang qua đây ngư dân thấy một người con gái mặc đồ trăng đang lướt nhẹ trên những sườn đá dốc, xung quanh lúc nào cũng có sương mù tựa mây nên ngư dân mới gọi là Vân hay cô Vân. Vân ở đây nghĩa là Mây. Ngư dân sau này đánh bắt cá trên vùng biển này hay ghé lại miếu cô Vân cầu cô để có cuộc sống tài lộc thoát khỏi sự nghèo khó, họ đi qua cúng Cô và được Cô cho lộc vì vậy đến Cô nên chỉ cầu xin tiền tài làm ăn. 

Có nhiều năm, việc này cũng dần dần vào lãng quên. Nhưng mới đây, chuyện mộ Cô Vân lại được dàn dựng, đồn thổi trở lại thành mê tín dị đoan. Gần đây, du khách ra Côn Đảo lại nghe đồn thổi về sự linh thiêng của di tích “mộ Cô Vân”. Du khách ngắm biển và đến thắp hương cúng bái ở nơi này đã gây ra tình trạng ô nhiễm rác thải.

Theo nhiều người hiểu chuyện ở Côn Đảo hàng chục năm, việc đồn thổi này là có dụng ý của những người làm nghề kinh doanh du lịch. Bởi du khách sẽ thuê các dịch vụ đi từ đảo Côn Sơn (trung tâm Côn Đảo) ra Hòn Cau ngày càng đông nếu có sự đồn thổi, có miếu thờ.

Hòn Cau Côn Đảo

Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên “Xóm Bà Thiết”. Hòn Cau là một trong hai đảo thuộc quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Phía trước Hòn Cau có bãi Cát trắng trải dài dọc theo dãy núi hình cánh cung, xen lẫn hàng dừa và cây Phong Ba sừng sững chắn gió xanh bất tận, sâu lắng tiếng sóng vỗ rì rào, từng làn sóng tung bọt trắng xóa, kéo du khách hòa vào không gian tuyệt vời của đất, trời và biển. Hòn Cau cũng là một địa ngục trần gian khác nữa, giam giữ những nhà họat động Cách Mạng mà nổi tiếng nhất phải kể đến Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào khoảng thời gian 1930 – 1931.

Hòn Cau cùng một số hòn đảo khác nằm trong Vườn Quốc gia Côn Đảo do Ban Quản lý VQG Côn Đảo trực tiếp quản lý. Một số hòn đảo được tổ chức các hoạt động tham quan du lịch cho du khách, trong đó có Hòn Cau. Toàn bộ đảo Hòn Cau (kể cả hợp phần rừng và hợp phần biển xung quanh Hòn Cau) từ năm 1984 đến nay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, quy hoạch là đất rừng đặc dụng, không có quy hoạch đất tôn giáo, tín ngưỡng.

Qua nghiên cứu, rà soát các tài liệu liên quan đến khu di tích nhà tù Côn Đảo hiện đang lưu trữ, đến nay chưa có thông tin về miếu Cô Vân tại Hòn Cau. Qua tìm hiểu từ một số nhân vật gắn bó với Côn Đảo, trong đó có ông Hứa Phước Ninh, cựu tù chính trị huyện Côn Đảo, nguyên Bí thư Huyện uỷ Côn Đảo. Ông Ninh thông tin rằng: Câu chuyện về “cô Vân linh thiêng” được dựng lên bởi những người từng được phân công trông coi tại Hòn Cau, vào khoảng năm 1980 và hoàn toàn không có thật…

Năm 2015, một số doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn huyện xin trùng tu, sửa chữa mộ Cô Vân tại Hòn Cau. Huyện đã có văn bản phúc đáp không giải quyết đề nghị này. Huyện khẳng định Miếu cô Vân không phải là di tích và chưa có thông tin lịch sử chính thống. Huyện cũng không có thẩm quyền công nhận nơi này là di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh. Căn cứ các quy định pháp luật thì việc trùng tu nơi này không có cơ sở.

Trong những năm qua, huyện Côn Đảo đã tuyên truyền đến các cơ sở lưu trú, các công ty du lịch lữ hành, các chủ phương tiện vận chuyển khách tham quan đường bộ và đường thủy, cửa tiệm buôn bán các mặt hàng đồ cúng… tuyệt đối không cung cấp thông tin sai lệch cho khách du lịch; khuyến cáo khách du lịch tham quan Côn Đảo không nên tin vào những thông tin sai lệch, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Côn Đảo; tăng cường theo dõi, xử lý các đối tượng có hành vi tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan; làm việc, xử lý các đối tượng đưa thông tin sai lệch, mê tín dị đoan trên mạng xã hội facebook, zalo; đề nghị Ban quản lý VQG Côn Đảo tăng cường vận động một số cá nhân tình nguyện qua Hòn Cau thu gom xử lý rác thải tại Hòn Cau.

Trong thời gian tới, huyện Côn Đảo tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường tuyên truyền, theo dõi, chấn chỉnh, xử lý nghiêm những đối tượng tuyên truyền cho khách du lịch những nội dung sai lệch, biến tướng thông tin không đúng với tình hình thực tế của địa phương; Khuyến cáo khách du lịch về các thông tin liên quan mộ Cô Vân tại Hòn Cau; đồng thời đề nghị Ban quản lý VQG Côn Đảo tăng cường công tác quản lý tại Hòn Cau.

 

Bãi Cô Vân – Hòn Cau – Côn Đảo

Đến với Hòn Cau, du khách thăm di tích lịch sử giam giữ nhà hoạt động cách mạng nỗi tiếng Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1930 – 1931; tham quan rừng dừa, vườn cây ăn trái, tìm hiểu công tác bảo tồn thiên nhiên, bơi lội xem san hô… là những khoảnh khắc, những trải nghiệm đầy thú vị khó quên và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước
Lịch nước rút Hòn Bà Vũng Tàu tháng 7 và đầu tháng 8/2019
Bài sau
Huyền thoại về cô Sáu linh thiêng
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.