Lịch nước rút Hòn Bà Vũng Tàu tháng 7 và đầu tháng 8/2019

Vetaucondao.vn cập nhật thời gian đi bộ tham quan Hòn Bà – Vũng Tàu dịp hè 2019 để du khách có thể đến trải nghiệm, nơi mà không phải muốn là đến được.

Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ, xinh đẹp nằm một mình giữa biển đối diện với Tượng Chúa Vũng Tàu và muốn đến được Hòn Bà có hai cách:

  • Cách một là đi bộ trên những sải hàu dài và và những viên đá tự nhiên lộ ra thành đường sau khi nước rút. Khách du lịch thường phải đi bộ từ chỗ gửi xe qua một đoạn cát dài rồi mới bắt đầu vượt qua con đường này. Tổng thời gian mất khoảng 30 phút để đến được với đảo Hòn Bà.
  • Cách thứ hai là vào những ngày nước lên, du khách buộc phải sử dụng thuyền hoặc ghe để đến đảo. Tuy nhiên, đi bộ được xem là cách thức di chuyển được nhiều khách du lịch lựa chọn vì ai cũng có thể làm được và cho những trải nghiệm thú vị hơn.

(Lưu ý quan trọng: vỏ hàu thường sắc nhọn, đá gập ghềnh nên khách tham quan cần cẩn thận hơn để tránh bị ngã hoặc trầy xước.). Khách du lịch cũng nên lưu ý về thời gian con nước lên xuống để thuận lợi cho việc tham quan, tìm hiểu. Một số ngày trong tháng bạn không thể ra đảo vì thời gian nước không rút hoặc rút nhưng quá ngắn. Trường hợp nước rút khoảng 2h, hãy tranh thủ thời gian từ sớm và quay trở lại, nếu không bạn có thể mắc kẹt trên đây.

Khu vực gửi xe để đi bộ ra Hòn Bà nằm giữa dốc Thùy Vân và ngay chân dốc Thùy Vân. Từ bãi xe du khách sẽ mất khoảng 10 phút đi bộ trên cát và khoảng 10-15 phút đi bộ trên con đường đá độc đáo mà chỉ xuất hiện theo lịch trình.

Đến với đảo Hòn Bà Vũng Tàu, chúng ta sẽ cảm nhận được một bầu trời lộng gió giữa biển cả mênh mông thơ mộng nhưng đừng quên thời gian để quay trở lại bờ nhé. Thời gian đi lại trên đảo mất khoảng 15 phút nữa vậy là sẽ mất khoảng hơn 1 tiếng để tham quan địa điểm này.

Lịch nước rút Hòn Bà – Vũng Tàu tháng 7-8/2019 để có thể đi bộ ra:

  • Thứ năm 11/7/2019: nước rút từ 15h đến 16h30
  • Thứ sáu 12/7/2019: nước rút từ 14h50 đến 18h30
  • Thứ bảy 13/7/2019: nước rút từ 14h50 đến 20h30
  • Chủ nhật 14/7/2019: nước rút từ 15h30 đến 20h30
  • Thứ hai 15/7/2019: nước rút từ 15h50 đến 22h30
  • Thứ ba 16/7/2019: nước rút từ 16h50 đến 23h
  • Thứ tư 17/7/2019: nước rút từ 16h50 đến 23h30
  • Thứ năm 18/7/2019: nước rút từ 17h30 đến 00h

Từ 19 – 26/7/2019 nước rút sau 18h – KHÔNG NÊN ĐI VÌ NGUY HIỂM

  • Thứ bảy 27/7/2019: nước rút từ 15h đến 16h30
  • Chủ nhật 28/7/2019: nước rút từ 14h15 đến 19h
  • Thứ hai 29/7/2019: nước rút từ 14h45 đến 20h30
  • Thứ ba 30/7/2019: nước rút từ 15h15 đến 21h30
  • Thứ tư 31/7/2019: nước rút từ 15h45 đến 22h30
  • Thứ năm 01/8/2019: nước rút từ 16h45 đến 23h30
  • Thứ sáu 02/8/2019: nước rút từ 17h30 đến 00h30
  • Thứ 7 ngày 24/08/2019 nước rút từ 12h30 đến 14h30
  • Chủ nhật ngày 25/08/2019 nước rút từ 13h15 đến 16h00
  • Thứ 2 ngày 26/08/2019 nước rút từ 13h45 đến 18h 15
  • Thứ 3 ngày 27/08/2019 nước rút từ 14h30 đến 20h
  • Thứ 4 ngày 28/08/2019 nước rút từ 15h15 đến 21h
  • Thứ 5 ngày 29/08/2019 nước rút từ 15h45 đến 22h
  • Thứ 6 ngày 30/08/2019 nước rút từ 16h50 đến 22h 30
  • Thứ 7 ngày 31/08/2019 nước rút từ 17h30 đến 00h00

Từ 03-07/8/2019 nước rút sau 18h – KHÔNG NÊN ĐI VÌ NGUY HIỂM

Ngày 08/8 nước sẽ tiếp tục rút. Lịch nước rút Hòn Bà – Vũng Tàu sẽ được cập nhật vào đầu tháng 8/2019

Hòn Bà tại Vũng Tàu

Cách đất liền không xa, chỉ khoảng 10-15 phút đi bộ, khách du lịch đã có thể đặt chân đến đảo Hòn Bà. Một hòn đảo im lìm nằm giữa sóng và gió biển, được bao phủ bởi màu xanh của nhiều loài cây cùng sự yên bình hiếm có của không gian cảnh vật. Trên đảo, ngoài những địa điểm không thể bỏ qua như căn nhà gỗ của bác sĩ yersin thì một địa điểm không thể bỏ qua đó là Miếu Hòn Bà.

Miếu Hòn Bà tuy không được xây dựng cùng với thời điểm Đảo Hòn Bà được khám phá, song nó lại mang những giá trị tinh thần và điểm nhấn thu hút du khách thập phương. Đặc biệt miếu Hòn Bà còn được xếp vào danh sách ngôi miếu có vị trí đặc biệt nhất Việt Nam. Đặc biệt bởi nó nằm lưng chừng ngay giữa một hòn đảo nhỏ, đặc biệt bởi lịch sử khám phá, tên gọi và cả những câu chuyện xoay quanh việc xây dựng và thờ cúng của Miếu.

Lịch sử còn ghi chép lại cho thấy Miếu Hòn Bà được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 bởi một người gốc miền Trung Nam tiến tên là Hồ Quang Minh. Sau đó, thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, một sĩ quan người Pháp đã bắn 3 viên đạn nhưng chỉ trúng 1 viên vào góc Miếu nên người dân địa phương còn gọi là Miếu Ba Viên Đạn. Về sau, viên sĩ quan này bị chết do bất cẩn khi dùng súng tại đây nên người Pháp từng gọi miếu theo tên của người này – Miếu Archinard.

Năm 1971, Miếu Hòn Bà ở Vũng Tàu được người dân tu sửa lần đầu bởi một người gốc Trà Vinh nhưng đến đây lập nghiệp. Thời kỳ cách mạng, miếu Hòn Bà là nơi các chiến sĩ họp bàn nhiệm vụ bí mật phục vụ sự nghiệp giành chính quyền và giải phóng đất nước. Hiện nay, trong miếu vẫn có một đường hầm là minh chứng lịch sử cho những hoạt động yêu nước thời kỳ kháng chiến.

Tương truyền vào năm 1781, hương thôn làng Thắng Tam nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã cho lập miếu Hòn Bà để thờ cúng Thần Long thủy nữ – người giữ vai trò điều hòa khí hậu sao cho mưa thuận gió hòa để ngư dân yên ổn làm ăn, phù hộ cho ngư dân ra khơi đánh cá được thuận lợi và nhiều may mắn. Bởi vậy miếu có tên là Miếu Bà, hay còn gọi là Hòn Bà. Bà ở đây ý chỉ vị Thần long thủy nữ.

Hiện nay, Miếu Bà vẫn giữ được những nghi thức sinh hoạt tâm linh vốn có. Mọi công tác tổ chức lễ hội do Ban quản lý di tích Miếu thực hiện. Hàng năm, Miếu Hòn Bà sẽ có 4 tháng lễ gồm tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch dựa trên con nước. Riêng tháng đầu tiên của năm mới, lượng du khách đổ về Miếu Bà nhiều hơn, ngày rằm tháng giêng được xem là ngày lễ chính. Đây cũng là thời điểm con nước rút sâu nên khách du lịch có thể đến với Miếu Hòn Bà Vũng Tàu lâu hơn và nhanh hơn.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước
“Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng
Bài sau
Miếu Cô Vân trên Hòn Cau (Cô Vân Tiên Cảnh)

1 Bình luận. Leave new

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.