Hòn Cau

Hòn Cau (Phú Lệ) diện tích 1,800km², cách Côn Lôn 12km về hướng đông bắc, nơi chim yến hay làm tổ. Đất đai hòn Cau phì nhiêu, cây cỏ tốt tươi. Xưa kia ở đây có loại cau to vỏ hồng, vị ngọt, người Gia Định rất ưa chuộng.

Theo truyền miệng dân gian, vào cuối thế kỷ XVIII có một đôi nam nữ, chàng trai là Trúc Văn Cau, cô gái tên là Mai Thị Trầu sinh sống và lớn lên tại làng Cỏ Ống. Họ đem lòng yêu thương nhau. Cho đến khi nàng mang thai, chàng Cau về xin với cha cho cưới nàng Trầu làm vợ. Chuyện đến nước này, người cha đành phải thú nhận rằng nàng Trầu chính là em cùng cha khác mẹ của chàng Cau. Chuyện tình vỡ lở, chàng Cau đau khổ đã âm thầm bỏ làng ra đi trên một chiếc bè trôi sang một hòn đảo khác, cách làng Cỏ Ống khoảng 10 dặm về phía đông bắc. Sau đó ít lâu chàng cưới một cô thôn nữ áo nâu và sinh sống suốt đời, không trở về làng cũ nữa. Khi Chàng chết người ta đặt tên gọi là Hòn Cau. Còn nàng Trầu trong lúc bụng mang dạ chửa, trông ngóng mãi người yêu vẫn bóng chim tăm cá. Nàng còn bị dân làng dèm pha, dị nghị nên đã trầm mình tự vẫn tại một đầm nước gần đấy, ngày nay có tên là bãi Đầm Trầu. Cho đến bây giờ trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca dao :

Đi đâu mà chẳng thấy về

Hay là quần tía dựa kề áo nâu

Ai về nhắn với Ông Câu

Hòn Cau cách bãi Đầu Trầu bao xa

Về phần Ông Câu (bố của chàng Cau) vì xấu hổ với dân làng, Ông đã chọn một bãi biển nằm khuất về phía tây bắc đảo, sống ẩn dật ở đó cho đến chết, sau này có tên gọi là bãi Ông Câu.

Rate this post
Previous Post
Hòn Bông Lan
Next Post
Vườn quốc gia Côn Đảo