Di tích Nghĩa trang Hàng Keo

Nghĩa trang hàng Keo có diện tích 80.000m2, là nơi vùi chôn khoảng 10.000 tù nhân bị thực dân Pháp giết hại tại nhà tù Côn Đảo từ đầu thế kỷ XX cho đến giai đoạn khủng bố trắng 1940 – 1941.

Sự nổi tiếng và khiếp đảm của nghĩa trang Hàng Keo còn được đi vào thơ ca một cách đầy ai oán và câu nói đi Hàng Keo là lối nói của người tù khi tiễn bạn về nơi an nghỉ mà trong đó còn lưu truyền mãi cho tới ngày nay. Đi Hàng Keo là lối nói của người tù khi tiễn bạn về nơi an nghỉ. Có một câu ca ai oán đeo đẳng bao kiếp tù thuở ấy.

“Côn Lôn đi dễ khó về

Sống nương Núi Chúa, thác về Hàng Keo”.

Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng di dời về khu D – Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy.

Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng di dời về Nghĩa trang Hàng Dương. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy.

Nghĩa trang Hàng Keo là chứng tích của thực dân đối với dân tộc ta, là một dấu tích của bao sự kiện đấu tranh cách mạng đối với mỗi liệt sỹ, mỗi con người, mỗi thời kỳ đấu tranh của nhà tù Côn Đảo. Nơi hàng nghìn chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, là một bài học sâu sắc để giáo dục truyền thống cách mạng cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau.

Di tích nghĩa trang Hàng Keo đã được, Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.

Nghĩa trang Hàng Keo – Gọi là nghĩa trang nhưng chỉ có một bia tưởng niệm những người chết vô danh mà không có mộ. Nhiều người chết đã được vùi vội trong các lớp đất tại đây, không bia, mộ, không tên tuổi. Cảnh hoàng hôn chiều ảm đạm cùng với tiếng gió từ biển vọng vào khiến mọi người có cảm giác lạnh dọc sống lưng.

Hiện nay, một số cảnh quan tại đây đang bị xuống cấp trầm trọng; mặt khác do di tích không có hàng rào bảo vệ nên một số người dân tổ chức đốt củi, ăn uống tại đất Nghĩa trang dễ gây cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc thực hiện chỉnh trang di tích lịch sử Nghĩa trang Hàng Keo là rất cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)
Previous Post
An Sơn Miếu – Miếu Bà Phi Yến
Next Post
Di tích Nhà Công Quán
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.