Cần chuẩn bị những nghi lễ gì khi viếng mộ Cô Sáu?

Du khách đến với Côn Đảo điều đầu tiên họ nghĩ đến là đến Nghĩa trang thắp nén nhang cho các Anh hùng Liệt sĩ trong đó có đến Viếng mộ Cô Sáu để tỏ lòng thành kính, và gửi gắm những ước muốn tâm linh.

Mộ cô Sáu từ lâu đã là biểu tượng gắn liền với hình ảnh Côn Đảo. Nằm tại khu C nghĩa trang Hàng Dương, mộ cô Sáu là địa điểm thu hút đông đảo du khách đến dâng lễ. Cũng bởi nổi tiếng linh thiêng, luôn che chở cho những người thành tâm hướng thiện mà mộ cô Sáu không lúc nào thiếu vắng người đến hành lễ dâng hương.

Nếu cô Sáu không linh thiêng thì sẽ không có những cán bộ cấp cao, đến lễ Cô Sáu hàng tháng, hàng năm vào những ngày lễ ngày rằm. Và nếu không thật sự linh thiêng thì sẽ chẳng có những người vàng đeo đầy người, kinh doanh phất phới, tiền tiêu không hết vẫn thành tâm đến lễ cô hàng tháng.

Thời điểm viếng mộ Cô Sáu đông nhất chính là vào ban đêm. Người ta kháo nhau rằng, đó là thời điểm linh thiêng nhất và sẽ cầu được ước thấy.

Thường sẽ có những lễ vật cần chuẩn bị để tỏ lòng biết ơn và thành kính dâng lên nữ chiến sĩ kiêng trung của dân tộc đó là:

Đồ lễ để viếng mộ Cô Sáu cần 7 món sau:

  • 01 sấp giấy tiền vàng tổng hợp
  • 01 nón lá
  • 01 bộ gương lược
  • 01 chai nước suối
  • 01 sấp các thỏi vàng
  • 01 bó nhang
  • 01 bó hoa cúng màu trắng

Đối với những người cầu kì hơn khi đi lễ họ đặt cả áo dài may đo thật để dâng lên. Khi đặt đồ lễ nên ngửa nón lá lên và đặt tất cả đồ cúng vào trong lòng nón lá rồi đặt lên mộ Cô Sáu.

Bạn cũng nên chuẩn bị một bài khấn sẵn có thể bao gồm tên tuổi, quê quán, khấn cho ai, mong muốn điều gì,…. Hãy thành tâm khấn trước mộ, sau khi khấn xong cúi 3 lạy để tỏ lòng thành kính với người đã khuất và ra ngoài đốt tiền vàng.

Ngoài ra, nên chuẩn bị thêm đồ cúng tại Côn Đảo khác để cúng các liệt sĩ trong nghĩa trang: cờ Tổ quốc, khăn rằn, quần áo bộ đội, mũ tai bèo,…để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước.

Một số lưu ý khi đến viếng mộ Cô Sáu

Ngoài những kinh nghiệm du lịch Côn Đảo trên thì bạn cũng cần chú ý một số điều sau khi viếng thăm nghĩa trang Hàng Dương nói chung và mộ Cô Sáu nói riêng:

  • Nghĩa trang Hàng Dương và mộ Cô Sáu là nơi linh thiêng nên khi đến đây viếng mộ Cô Sáu bạn cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc và lịch sự.
    Tránh nói to, nói tục chửi bậy và có cách hành xử văn minh.
  • Giữ gìn vệ sinh khuôn viên, thu dọn đồ sau khi cúng và xếp hàng chờ đến lượt mình tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự, rối loạn trước mộ.

Không thể thống kê có bao nhiêu tù nhân trong 53 đời chúa đảo và trong từng trại Phú Hải, Phú Sơn, Phú Thọ, Phú Tường, Phú Phong, Phú An, Phú Hưng, Khu biệt lập Chuồng bò, Chuồng cọp thời Pháp, Chuồng cọp thời Mỹ. Nhưng có thể ước tính khoảng 1/10 số tù nhân 20 vạn người ấy bị giết hại ở Hàng Keo, Hàng Dương, Chuồng Bò, Cỏ Ống, Hàng Cau và rải rác khắp mọi nơi trên 16 hòn đảo và ngoài biển khơi thuộc quần đảo.

Từ bạn tù xưa cắm cây làm dấu bia, gom sỏi đá lập mộ, đến chính quyền địa phương và con cháu, người thân nay xây mộ, đúc bia, xếp thẳng lối ngay hàng, phân ra khu A-B-C-D, Ban Quản lý di tích nhà tù Côn Đảo cho biết, hiện tại Nghĩa trang Hàng Dương có 4 khu mộ, quy tập 1.922 mộ chí (trong đó có 25 mộ tập thể), nhưng chỉ 714 mộ có đầy đủ tên và địa chỉ liệt sĩ.

Vậy còn bao nhiêu hài cốt nằm lẫn trong diện tích hơn 51,5 cây số vuông của đảo lớn nhất (Côn Đảo) và nhiều đảo khác? Và cả vạn người thoát khỏi “Địa ngục trần gian” với tấm thân tàn phế, mang trong mình bao chứng bệnh nan y, nhiều phụ nữ không còn thiên chức làm mẹ…

Hệ thống di tích nhà tù Côn Đảo từ năm 1979 đến nay đã trở thành nơi giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các thế hệ hoạt động cách mạng tiền bối. Những tấm gương kiên trung, sự hy sinh cao cả của nhiều thế hệ cha anh trên mảnh đất thiêng liêng này mãi mãi là ngọn đuốc sáng dẫn đường cho thế hệ trẻ đang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đi qua thời kỳ bi tráng của lịch sử, Côn Đảo đã và đang chuyển thành đảo ngọc – đảo thiên đường xanh, có màu xanh nước biển và màu xanh của những cây bàng di sản; nhưng giá trị trường tồn của Côn Đảo khi trở thành địa chỉ du lịch tâm linh để hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, vẫn là đảo thiêng – biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước
Phục dựng lại tượng người tù Côn Đảo bằng sáp
Bài sau
Ngắm nội thất chuẩn 5 sao của tàu cao tốc Trưng Nhị
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.