Vích Côn Đảo (Rùa Xanh)

Rùa Xanh, tên thường gọi là Vích (Chelonia mydas), là một trong 7 loài rùa biển, hiện còn xuất hiện và sinh sản tại Côn Đảo.

Theo nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, hàng năm, Côn Đảo nhận được số lượng rùa biển đến làm tổ và sinh sản lớn nhất nước. Một rùa mẹ thường đẻ trung bình là 240 trứng trong mùa (91 trứng/ tổ) và tỉ lệ trứng nở trên 80%; phần còn lại là trứng không thụ tinh, trứng chết phôi và rùa con chết trong trứng. Những chú rùa con trong qua trình di chuyển về đại dương cho đến lúc trưởng thành có tỉ lệ sống sót rất thấp khoảng từ 1/1.000 đến 1/10.000 với những mối nguy hại hữu quan và khách quan, có thể là trở thành mồi của những động vật lớn hơn hoặc có thể từ chính con người… Rùa biển có một tập tính là thường quay về nơi được sinh ra để làm tổ và sinh sản. Lý do khiến rùa biển lên bãi đẻ về đêm vì chúng sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn; và chúng chọn thời điểm nước ròng tức mực nước biển cách bãi cát khoảng 3m. Các nhà khoa học giải thích cho việc này như sau: do từ lúc sinh ra đến lúc rùa thành thục sinh sản khoảng 35 năm, thời gian này chúng tuyệt đối ở dưới nước và bơi bằng 4 chi của mình, do đó 4 chi của chúng rất khỏe nhưng đó chỉ là thế mạnh của chúng khi ở dưới biển còn khi ở trên bờ chúng rất yếu nên phải chờ khi nước lên để không bị mất sức. Nhìn dấu chân in trên bãi cát, chúng ta có thể biết được chúng thuộc loại rùa Xanh (Chelonia mydas) hay rùa Da.

Vích Hòn Bảy Cạnh Côn Đảo

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong công tác bảo tồn, đó là:

  • Chưa tìm được mối liên hệ giữa yếu tố môi trường trong trạm ấp so với bãi tự nhiên (thời gian ấp trứng, vận tốc bò trên bãi cát, vận tốc bơi của rùa con và so sánh các thông số trên giữa các rùa con nở từ trạm ấp và từ tổ tự nhiên trên bãi cát),
  • Các nội quy về du lịch còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, những tác động từ thiên nhiên và ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động của con người cũng chi phối đến sự tồn tại của quần thể loài Rùa biển này. Do vậy, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn và các hành động ưu tiên trong việc bảo vệ sinh vật biển quý hiếm này trong tương lai.

Rùa Xanh Côn Đảo mắc kẹt trong lưới nhựa

Nếu có cơ hội, bạn nên một lần tham quan Côn Đảo và một lần xem rùa làm tổ sinh sản đẻ trứng. Để xem được rùa đẻ trứng, bạn cần lưu đêm tại hòn, cần có tính kiên nhẫn và một chút may mắn. Thông thường, mùa rùa lên bãi làm tổ và đẻ trứng là từ tháng 6 đến tháng 9.

Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 12/9, với mục tiêu đánh giá hiện trạng và hoàn thiện cơ sở pháp lý của hoạt động này. Chương trình sẽ xây dựng quy định quản lý, kiểm soát hiệu quả tình trạng khai thác, buôn bán, tiêu thụ trái phép và mua bán trực tuyến các loài rùa được bảo vệ trên mạng xã hội.

Rùa nở tại Côn Đảo

Hiện nay, trên thế giới có 7 loài rùa biển được ghi nhận, bao gồm các loài: Vích (Rùa xanh) (Chelonia mydas); Quản đồng (Rùa đầu to) (Caretta caretta); Rùa mai phẳng (Natator depressus); Đồi mồi (Eretmochelys imbricata); Rùa da (Dermochelys coriacea), Đồi mồi dứa (Đú) (Lepidochelys olivacea); và Rùa Kemp’s Ridley (Lepidochelys kempi).

Trong Sách Đỏ của IUCN năm 2002: Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) và Rùa da (Dermochelys coriacea) thuộc nhóm các loài bị đe doạ nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, các loài còn lại được xếp vào nhóm các loài bị đe dọa. Cả 7 loài này đều được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước CITES và tất cả các loài (ngoại trừ Rùa mai phẳng) đều có trong Phụ lục I và II của Công ước về Bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư (CMS).

Rùa biển đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương và bãi biển. Trong các đại dương, các loại rùa biển, đặc biệt là rùa biển xanh, là một trong số ít các loài động vật ăn cỏ biển (còn có lợn biển) mọc ở các vùng đáy biển. Cỏ biển không được để mọc quá dài, và đây là khu vực cần thiết cho nhiều loài cá và sinh vật biển khác. Thảm cỏ biển mất đi sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền, tác động tiêu cực đến đời sống của rất nhiều loài sinh vật biển và con người.

Chương trình bảo tồn rùa biển tại Côn Đảo

Do tình trạng đánh bắt, ô nhiễm, khai thác cát, phát triển du lịch, ở nước ta các loài rùa biển đang suy giảm nghiêm trọng. Trong đó Vích suy giảm 75%, Đồi mồi và Đồi mồi dứa suy giảm 95%, Rùa da suy giảm 99%. 4 trong số 5 loài rùa biển ở Việt Nam đã từng sinh sản, 1 loài chỉ kiếm ăn không sinh sản tại vùng biển Việt Nam (Quản đồng). Trước những năm 75, rùa biển sinh sản tại 13 trong số 27 tỉnh ven biển. Hiện nay rùa biển chỉ còn sinh sản tại một vài địa điểm. Với tỷ lệ chỉ có 1/1000 con rùa có thể sống xót đến giai đoạn trường thành.

Trước năm 1987, các loài rùa biển như Vích (Rùa Xanh – Chelonya mydas ), Đồi Mồi ( Eretmochelys imbricata ) được săn bắt tự do tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để sản xuất hàng mỹ nghệ, làm thực phẩm, thậm chí để chăn nuôi. Nhưng sau chuyến thăm Côn Đảo của Giáo sư Võ Quý (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) và bà Elizabeth Kemf (Thư ký Hội Hòa bình xanh thế giới) vào giữa năm 1987 và theo khuyến cáo của các nhà khoa học này, công tác bảo tồn các loài rùa biển nói chung trong đó có Vích và Đồi Mồi tại Côn Đảo bắt đầu được quan tâm và quản lý, bảo vệ một cách chu đáo. Tháng 8/1987, Ủy ban Nhân dân huyện Côn Đảo thông báo: “Kể từ ngày 1/9/1987, cấm di chuyển các loại thú rừng, Đồi Mồi, Vích, kể cả các sản phẩm được chế biến từ các loài thú đó ra khỏi Côn Đảo.”Nhưng nạn săn bắt rùa biển nói chung tại đây chỉ được đẩy lùi kể từ khi Ủy ban Nhân dân huyện ra Chỉ thị số 02 ngày 14/2/1989 về việc bảo vệ ngư trường, tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở các bãi biển và vùng biển xung quanh Côn Đảo. Trong đó quy định cụ thể một hành lang rộng 10 hải lý quanh các đảo, không được khai thác hoặc sử dụng các ngư cụ khai thác hải sản gây tổn thương hay cản trở rùa biển; không được giăng tất cả các loại lưới trước bãi đẻ của rùa biển; trong mùa sinh sản của rùa biển, các bãi đẻ là vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo các quy định không làm thay đổi cảnh quan, không đốt lửa, không gây ô nhiễm môi trường

Ngoài Ban quản lý rừng cấm, xí nghiệp hải sản, trạm khai thác yến sào và lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ, không ai được tự ý ra vào hoặc ngủ lại đêm ở các bãi cát, các hòn.

Hiện tại Côn Đảo có 14 bãi biển có Rùa lên đẻ trứng với tổng diện tích các bãi đẻ trên 20.000m2. Một số bãi đẻ của rùa có diện tích lớn như bãi cát lớn đảo Bảy Cạnh, bãi cát lớn Hòn Cau, bãi cát lớn Hòn Tre Lớn, bãi cát Hòn Tài, bãi Dương Hòn Bảy Cạnh. Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 10 có trên 400 rùa mẹ lên các bãi cát thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo để làm tổ, đẻ trứng. Tính từ năm 1995 đến nay có trên 300.000 rùa con được cứu hộ và thả về biển, tỷ lệ trứng nở thành công đạt đến 87%. Có khoảng 1000 rùa trưởng thành được gắn thẻ. Vào mùa cao điểm, một số bãi biển ở Hòn Bảy Cạnh, Hòn Tre lớn mỗi đêm có 10-20 rùa mẹ lên làm tổ.

Đến tham quan du lịch Côn Đảo vào mùa rùa biển đẻ trứng bạn có thể đăng ký tại Vườn quốc gia tour tham quan xem rùa biển đẻ trứng.

Ghi nhận những thành công và đóng góp quan trọng đó, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã hai lần xác lập kỷ lục cho Vườn quốc gia Côn Đảo vào năm 2009 tiêu biểu như là nơi nuôi ấp và thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất Việt Nam. Đồng thời Côn Đảo là Vườn quốc gia duy nhất ở Bà Rịa-Vũng Tàu có đầy đủ các dạng sinh thái…/.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước
Tù chính trị Côn Đảo đấu tranh đòi nhà cầm quyền thực dân trả lại tự do
Bài sau
30 năm hoạt động bí mật của Chuồng cọp tại Nhà tù Côn Đảo
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.