Tại sao những ngày mùng một và rằm ở Côn Đảo luôn đông khách ?

Với nhiều người việc đi lễ ngày Rằm và mùng Một cầu bình an, cầu may mắn cho bản thân và gia đình rất quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều người lại quan niệm rằng đi lễ chỉ cần có Tâm là đủ. Côn Đảo là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thì việc đi lễ ngày mùng một và rằm sẽ như thế nào?

Quan Thế Âm Bồ Tát tại Vân Sơn Tự – Côn Đảo. Ảnh : Phuong Nguyen

Hàng tháng vào các ngày mùng Một, ngày Rằm thường thấy người dân chuẩn bị đồ lễ gồm hoa quả, bánh kẹo, vàng mã, nhang nến đến chùa, đình, miếu gần nhà để đi lễ cầu an, cầu may mắn cho bản thân và gia đình. Dường như đây trở thành thói quen và đối với nhiều người coi đó như một phong tục với mong muốn được Đấng Bề Trên chứng giám và phù hộ cho cuộc sống hay công việc của người đi lễ được thuận lợi, suôn sẻ.

Theo phong tục truyền thống của người Việt xem ngày mùng Một là ngày Sóc là ngày khởi đầu của một tháng mới thì “ đầu xuôi, đuôi lọt” vì thế ngày này cầu cho thuận lợi, may mắn, thành công trong tháng tới.

Còn ngày Rằm là ngày Vọng ngày mà mặt trăng lên cao nhất và tròn nhất, trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.

Tuy nhiên, với nhiều người thì họ quan niệm rằng đi lễ chùa, đình, miếu hay điểm tâm linh thì chỉ cần có tâm là đủ. Tâm mình thành kính với thần linh thì mọi điều cũng sẽ được chứng giám và sớm thành hiện thực.

Đi lễ mùng một và rằm ở Côn Đảo

Vùng đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh và sau hòa bình lập lại đã trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khắp Tổ Quốc, hằng năm đón tiếp hàng nghìn lượt khách đến đi lễ, viếng thăm – Côn Đảo.

Ai cũng biết Côn Đảo nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng của người con gái vùng đất đỏ anh dũng, kiên cường, bất khuất hi sinh khi mới ở tuổi trăng tròn – nữ anh hùng Võ Thị Sáu an nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương. Ngoài ra, còn nhiều điểm tâm linh cũng thu hút nhiều du khách với nhiều tâm nguyện mong muốn được chứng giám và phù hộ như: Miếu Bà, Miếu Cậu, Miếu Ngũ Hành, Vân Sơn Tự,…

Với những phong tục và suy nghĩ đi lễ vào ngày Rằm, mùng Một cầu cho một tháng, một năm bình an, thuận buồm xuôi gió và sớm được chứng giám để thành hiện thực. Du khách cả nước đến Côn Đảo vào những ngày này rất đông, ai cũng mang trong mình những tâm nguyện, những mong muốn để cầu mong Cô Sáu linh thiêng phù hộ để được suôn sẻ mọi chuyện.

Tuy nhiên, cũng chính với suy nghĩ đi lễ mùng Một, Rằm nên vào những ngày đó Côn Đảo dường như quá tải về dịch vụ như khách sạn, nhà nghỉ, vé máy bay đến Côn Đảo, thực phẩm phục vụ du khách trên đảo. Và cũng vì đông quá nên có nhiều du khách không có thời gian nhiều để chuyên tâm khấn vái, thắp hương, lễ tại mộ Cô và mộ liệt sỹ khác.

Vì vậy, người dân Côn Đảo ở đây nói rằng, đi lễ Cô có thể đi vào những ngày thường, miễn là mình có một tâm thành kính, chu đáo mọi chuyện thì tất cả đều như ý muốn. Đặc biệt, với nhiều người đi lễ với tâm nguyện cho lòng bình an, thanh thản thì việc đi lễ vào những ngày không quá đông thì sẽ thoải mái, thư thái để làm lễ hoàn thành điều mong ước.

Ngoài ra, không chỉ nổi tiếng với điểm du lịch tâm linh linh thiêng Côn Đảo còn hút du khách bởi một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, yên bình.

Rate this post
Previous Post
Bà Rịa – Vũng Tàu chi 49,6 tỷ đồng xây nhà ở xã hội tại Côn Đảo
Next Post
Côn Đảo – Sinh cảnh làm tổ an toàn nhất của rùa Xanh tại Việt Nam
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.