Sóc bay Côn Đảo

Ngày 9 tháng 11 năm 2006, công nhân của dự án Sở Rẫy đã tình cờ bắt được một con sóc bay Côn Đảo (Hylopetes lepidu) vào khu dự án kiếm ăn.

Ngày 9 tháng 11 năm 2006, công nhân của dự án Sở Rẫy đã tình cờ bắt được một con sóc bay Côn Đảo (Hylopetes lepidu) vào khu dự án kiếm ăn. Đây là một loại động vật đặc hữu, quí hiếm rất khó bắt gặp trong rừng Côn Đảo mà ngay cả nhiều người dân địa phương sống lâu đời ở đây cũng chưa gặp được, Loài động vật này có tập tính hoạt động kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày thì chúng ngủ ở các hốc cây.

Một nét đặc trưng của loài này là sự di chuyển của chúng từ cây này sang cây khác bằng cách thả mình từ trên cao xuống và dùng màng da được kéo dài từ chi trước ra chi sau như một đôi cánh để lượn từ cây này sang cây khác, chính vì vậy mà nó có tên là sóc bay. Đặc biệt hơn loài sóc bay này lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện tại Côn Đảo nên chúng được gọi là sóc bay Côn Đảo.

Tại Côn Đảo có 3 loài trong họ sóc bay – Petauristidae:

  1. Sóc bay Côn Đảo có tên khoa học là Hylopetes lepidu
  2. Sóc bay bé có tên khoa học là Hylopetes. saspadiceus
  3. Sóc bay lông tai có tên khoa học là Belomys pearsoni

Trong đó sóc bay Côn Đảo và sóc bay bé là 2 loài nằm trong danh lục II B của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.

Xem thêm: Sóc đen Côn Đảo

Người viết tin: Vũ Văn Thùy

condaopark.com.vn

SÓC BAY CÔN ĐẢO

  • Hylopetes lepidus (Horsfield, 1822).
  • Sciurus sagitta Linnaeus, 1766
  • Pteromys lepidus Horsfield, 1847
  • Sciuropterus spadiceus Blyth, 1847;
  • Họ: Sóc bay Pteromyidae
  • Bộ: Gặm nhấm Rodentia

Đặc điểm nhận dạng:

  • Sóc bay cỡ nhỏ. Lông ở lưng và đầu màu vàng cam sáng, gốc lông màu đen. Lông phía trên màng lượn màu đen. Má và gốc đuôi màu đỏ da cam. Chân có màu nâu hung da bò.

Sinh học, sinh thái:

  • Ở Việt Nam, loài sóc bay này chỉ sống trong rừng cây to trên núi cao ở Côn Đảo. Làm tổ trong hốc cây to. Sóc thường đẻ 1 đến 2 con. Chưa biết nhiều về thức ăn của sóc.

Phân bố:

  • Trong nước: Loài này chỉ tìm thấy vùng phân bố ở Bà Rịa – Vũng Tàu (Vườn quốc gia Côn Đảo).
  • Thế giới: Mianma, Malaixia, Indonesia.

Giá trị: Loài ít số lượng, phân bố hẹp, ở Việt Nam chỉ có ở Côn Đảo nên có giá trị khoa học lớn.

Tình trạng:

  • Số lượng ít, quần thể nhỏ, phân bố hẹp, cách ly, đã được bảo tồn trong Vườn quốc gia Côn Đảo.
  • Phân hạng: VU D1.

Biện pháp bảo vệ:

Đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Tuyệt đối cấm săn bắt, chặt cây trong khu vực cư trú; tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn sinh học, sinh thái của loài sóc này.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam – phần động vật – trang 31.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước
Chấp thuận phương án đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đá Trắng
Bài sau
Lịch chạy tàu Côn Đảo 10 tháng 9/2019

1 Bình luận. Leave new

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.