Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo

Nói đến Côn Ðảo là nói đến “một địa ngục trần gian” khủng khiếp với một hệ thống ngục tù đủ các loại nhục hình tra tấn phi nhân tính nhất, tàn bạo nhất, dã man nhất của chế độ thực dân, đế quốc và tay sai trước đây.

Nói đến Côn Ðảo, quần đảo tiền tiêu của đất nước trên biển Ðông chắc chắn là không ai còn xa lạ nữa. Cách thành phố biển Vũng Tàu 94 hải lý là một vùng sinh thái tự nhiên bao gồm 16 hòn đảo mà sử sách nước ta từ xưa đã gọi là quần đảo Côn Lôn và tiếp theo là những biến dạng khác như Côn Nôn, Côn Sơn… Kể từ ngày 30.5.1979, quần đảo chính thức được mang tên Côn Ðảo.

Nói đến Côn Ðảo là nói đến “một địa ngục trần gian” khủng khiếp với một hệ thống ngục tù đủ các loại nhục hình tra tấn phi nhân tính nhất, tàn bạo nhất, dã man nhất của chế độ thực dân, đế quốc và tay sai trước đây.

Suốt 113 năm (1862-1975) đã có hàng vạn tù nhân bị giam cầm ở đây. Cho đến ngày Côn Ðảo được giải phóng hoàn toàn thì nơi này có 7.448 tù nhân, trong đó có 4.234 tù chính trị, 3.214 là thường phạm và quân phạm cùng với 494 tù nhân là phụ nữ. Trong số những tù chính trị có nhiều chiến sĩ cách mạng mà tên tuổi đã gắn liền mãi mãi với lịch sử cách mạng Việt Nam như: Tôn Ðức Thắng, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, Võ Thị Sáu…

Những người cộng sản kiên cường bất khuất, quyết liệt đấu tranh với kẻ thù, giữ vững lý tưởng cách mạng và niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc cùng với bao chiến sĩ cách mạng khác. Những con người Việt Nam yêu nước ấy đã viết vào lịch sử bản anh hùng ca tuyệt vời và bất tử về sức mạnh và phẩm chất của dân tộc Việt Nam.

Những câu chuyện từ nhà tù Côn Ðảo” là quyển sách quý do nhiều tác giả thực hiện và NXB Văn hoá – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản lần thứ 1 năm 2018. Ðây là một hợp tuyển sinh động cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức cần thiết về địa lý tự nhiên và lịch sử hình thành quần đảo, về thực chất của cái địa ngục khủng khiếp ấy và những trang sử đấu tranh hào hùng của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam ở một khu vực giam giữ biệt lập giữa biển trời. Những con người đẹp nhất ấy đã biến một nơi đầy những hiểm hoạ, ám ảnh, đầy xương máu, cực hình thành một trường học lớn trui rèn ý chí Việt Nam quyết thắng.

Nhưng với toàn thế giới, Côn Đảo từng nổi tiếng là “địa ngục trần gian” với hệ thống nhà tù và các loại nhục hình tra tấn, đày đọa dã man, vô nhân tính của chế độ thực dân, đế quốc. Tại đây nhiều thế hệ những chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước, trong lao tù vẫn kiên cường, bất khuất đấu tranh với địch, sáng tạo ra nhiều phương pháp để cùng mở mang kiến thức, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng một cách sâu sắc, đưa Côn Đảo – từ một nhà tù biệt lập giữa biển khơi – trở thành trường học cách mạng mà mỗi học viên là một chiến sĩ cộng sản trung kiên, sẵn sàng đối mặt với mọi thủ đoạn tra tấn tàn bạo của địch, thà hy sinh chứ nhất định không khuất phục, không chịu đầu hàng. Trải qua 113 năm (1862-1975) dưới hai chế độ cai trị tàn bạo, thâm độc của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã có hàng vạn tù nhân bị giam giữ tại Côn Đảo, bình quân hàng năm, dưới chế độ nhà tù do thực dân Pháp cai trị là trên hai ngàn tù nhân, và con số này đã tăng lên gấp bốn, gấp năm lần dưới thời của Mỹ ngụy. Côn Đảo đã chứng kiến, lưu giữ thể xác và anh linh của biết bao chiến sĩ cách mạng. Trong số những tù chính trị bị giam cầm tại Côn Đảo, có những tên tuổi mãi mãi gắn với lịch sử của cách mạng Việt Nam như: Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, Võ Thị Sáu… Cùng biết bao chiến sĩ cách mạng khác, họ đã góp sức gửi vào đất liền bản anh hùng ca không dứt về tinh thần chiến đấu bất khuất và niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ tái bản tập sách Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo, nhằm giới thiệu với độc giả những tư liệu quý về nhà tù Côn Đảo.

Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo gồm 4 phần:

1. Côn Đảo – Bảo tàng Cách mạng giữa biển khơi: Giới thiệu tổng quan về lịch sử quần đảo trước khi có nhà tù Côn Đảo cho tới ngày thực dân Pháp đặt những viên đá xây dựng đầu tiên.

2. Côn Lôn – Hòn đảo địa ngục qua lời kể của Nguyễn Văn Nguyễn: Trích trong loạt phóng sự dài: Côn Lôn – địa ngục trần gian của nhà hoạt động chính trị, nhà báo, Nguyễn Văn Nguyễn đăng trên báo La Lutte năm 1934.

3. Côn Đảo trong suốt hai thời kỳ kháng chiến:Phản ánh cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của những chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước ở nhà tù Côn Đảo.

4. Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo: Những câu chuyện mang đến cho chúng ta lòng tự hào về khát vọng tự do và lý tưởng cách mạng của bao thế hệ người tù Côn Đảo, với những hình thức đấu tranh vô cùng sáng tạo, trong đấu tranh đòi địch thực hiện Hiệp định Paris, trao trả tù chính trị cho tới ngày Côn Đảo giải phóng.

Những câu chuyện từ nhà tù Côn Đảo mãi mãi là bản anh hùng ca cách mạng của nhân dân ta, của đất nước ta trong sự nghiệp kháng chiến giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.

PHAN KỶ SỬU

Rate this post
Bài trước
Tổng hợp tất cả các cách đi ra Côn Đảo hiện nay
Bài sau
Chị Sáu ở Côn Đảo
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.