Một vòng thị trấn Côn Đảo – mũi Cá Mập – Bến Đầm – Hòn Bà – Đỉnh tình yêu

Thuyết minh tuyến tham quan thị trấn Côn Đảo – mũi Cá Mập – Bến Đầm – Hòn Bà – Đỉnh tình yêu

Đỉnh Tình Yêu nhìn từ bãi Nhát

Bến Đầm

Như để cân bằng tiềm năng ở 2 đầu của hòn đảo ngọc, thiên nhiên đã tạo dựng nên một thung lũng thật bằng phẳng ở phía Đông Bắc để xây dựng một sân bay thì đồng thời cũng tạo nên một vịnh thật rộng và êm ở phía Nam để xây dựng nên 1 cầu cảng Bến Đầm. Cỏ Ống – Bến Đầm trở thành 2 đầu mối giao thông hết sức quan trọng của Côn Đảo. Bến Đầm đã được định danh từ thời người Pháp đặt chân lên Côn Đảo và tên Bến Đầm cũng được hiểu là vũng neo đậu tàu, thuyền (Bến: Nơi đậu; Đầm: Vũng). Đến Bến Đầm phải trải qua 13km đường bộ uống lượng một bên là vách núi, một bên là biển rất thơ mộng. Trên đường đi chúng ta sẽ gặp nhiều cảnh đẹp, nên thơ như bãi Đá Trắng, mũi Cá Mập, Đỉnh tình yêu…và có cả các di tích lịch sử.

Tàu Côn Đảo Express tại Vịnh Bến Đầm – Côn Đảo. Ảnh Côn Sơn (Thanh Tùng)

Mũi Cá Mập

Có tên gọi là cá Mập bởi vì khi nhìn trên bản đồ khu vực này có hình mũi cá Mập; cũng có nhiều người kể rằng, trước đây khu vực này có nhiều cá Mập, những người cộng sản kiêng cường không chịu ly khai sẽ bị quẵng xuống đây cho cá Mập ăn thịt. Riêng Tôi biết khi đi ngang qua khu vực này thì rất nguy hiểm vì một bên là vách núi đá dựng đứng, một bên là vực biển sâu, tầm nhìn hạn chế, mặt khác vào mùa gió Đông – Bắc (gió chướng) khi đi qua khu vực này rất khó khăn vì gió thổi mạnh và tai nạn rất dễ xảy ra, vì vậy mà khi đi ngang qua đây, chúng ta sẽ dể gặp nguy hiểm như “bơi” trước mũi cá Mập. Quý khách có thể nhìn thấy thảm thực vật ở đây gồm nhiều cay bụi chằn chịt, đan xen vào nhau là để thích nghi với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và gió mùa Đông – Bắc. tuy thảm thực vật ở đây gồm nhiều cay bụi, cây nhỏ nhưng nó đã được hình thành hàng trăm năm nay và đang từng ngày chống xói mòn, hình thành đất, bảo vệ đảo.

Đứng tại đây ta có thể quan sát được vùng biển phía Đông Nam của Con Đảo. Hòn đảo trước mặt là hòn Tài lớn ( nơi có bãi rùa biển đẻ trứng, có nhiều rạn san hô đẹp và đa dạng), hòn Tài nhỏ; hòn Trác lớn, hòn Trác nhỏ tạo nen một cụm đảo che chắn phía Nam bảo vệ vịnh Côn Sơn. Vào những ngày thời tiết tốt, bạn có thể đến đây để ngắm cảnh bình minh trên vịnh Côn Sơn.

Nếu nhìn đảo Côn Sơn giống hình một “con gấu” quay lưng về đất liền thì nơi chúng ta đang đứng là chân sau của “con gấu”.

Bia tưởng niệm lịch sử tại Bãi Nhát

Năm 1952, chúa đảo Jarty lập đề án mở rộng và trải đá con đường này để sử dụng hữu hiệu vịnh Bến Đầm. Đề án mở đường của Jarty đã tạo tiền đề cho cuộc vượt ngục có một không hai, diển ra trong mùa gió chướng năm ấy. Gần 200 tù binh được đua ra Bến Đầm làm đường đã trở thành lực lượng xung kích thực hiện phương án vũ trang để vượt ngục của Đảo ủy. Nhưng người tù chính trị xuất thân từ thợ mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả đả thiết kế một căn hầm bí mật theo kiểu hầm lò ngay dưới nền trại giam. Họ khoét đất bằng muỗn múc cơm, đựng đất trong ống quần, vạt áo mà chuyển ra ngoài, rút gỗ từ sạp nằm để chèn chống, quyết chí, kiên trì, suốt đêm này qua đêm khác và cuối cùng, có được hai căn hầm bí mật, vừa dài vừa rộng, đủ để làm nơi đóng 5 con thuyền vượt biển. Cuộc bạo động đã nổ ra lúc 11gio72 trưa ngày 12 tháng 12 năm 1952. Năm chiếc thuyền khung gỗ, ốp những tấm mây đan quét sơn đã được hạ thủy tại bãi Nhát, Bến Đầm. Chuyến vượt ngục năm ấy do thời tiết không thuận lợi, thuyền vượt ngục thô sơ và bị bại lộ nên 117 người đã bị bắt trở lại đảo, 8 người khác đã hy sinh trên biển.

Sau này cụ Nguyễn văn Họa, người tổ trưởng đào hầm dạo ấy đã cùng đoàn tù chính trị Con Đảo tỉnh Quảng Ninh trở lại đay xác định dấu vết căn hầm và dựng tấm bia tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc vượt ngục.

Từ bãi Nhát ngắm đỉnh Tình yêu

Từ bãi Nhát nhìn về phía Tây ta thấy 2 đỉnh núi cao 328m kề bên nhau gọi là đỉnh Tình yêu, truyền thuyết kể rằng:’’ “có đôi trai, gái yeu nhau nhưng do môn đăng, hộ đối, cấm cản của gia đình không cho họ cưới nhau, hai người không muốn rời xa nhau nên đã trốn đến khu vực Bến Đầm ôm nhau đến hóa đá”. Ông Trần Đình Huệ – P.Giám đốc BQL Vườn quốc gia Côn Đảo, đã cảm tác bài thơ sau khi đứng trước vẽ đẹp của Đỉnh tình yêu này:

Không biết tự thuở nào?

Đỉnh tình yêu lên cao.

Mắt chàng nhìn ra biển,

Để sóng chiều xôn xao.

Tay trong tay ôm chặt,

Môi kề môi nói gì?

Ánh mắt thay lời nói,

Đừng nhắc cảnh biệt ly.

Đông qua rồi Xuân lại.

Thu đến để Hạ đi

Tình bốn mùa vẫn nở

Giờ không sợ chia ly.

Điểm dừng chân cảng Bến Đầm

Cảng bắt đầu hoạt động năm 2000. Đây được xem là 1 trong 10 cảng đạt chuẩn quốc gia ở Việt Nam, được nhà nước công nhận cà cảng quốc tế, cảng có độ sâu 20m khi triều lớn. Cảng Bến Đầm là nơi tiếp nhận nguồn hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần thủy sản cho các ghe, tàu khai thác hải sản tại ngư trường Côn Đảo.

+ Hướng dẫn viên dẫn khách lên đò để qua Hòn Bà

Dừng chân tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bà

Hòn Côn Lôn nhỏ tức là Hòn Bà hay còn gọi là hòn Phú Sơn có diện tích khoản 576ha, cách hòn Côn Lôn về phía Đông – Bắc bời một khe nước nhỏ rộng chừng 20m gọi là họng Đầm hay Của Tử. Giữa hai đảo là một vũng đầm hay còn gọi là vịnh Tây Nam nơi đay khá sâu và khuất gió nên rất thuận lợi cho ghe, tàu trú bão

Giới thiệu về truyền thuyết Hòn Bà:

Tuyên truyền rằng vào khoảng năm 1783, Nguyễn Ánh bôn tẩu ra Côn Đảo để tránh sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn. Vì thất bại liên tục nên ông có ý định đưa Hoàng tử Cải tháp tùng cùng linh mục Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yến không đồng ý việc này và có lời khuyên can chồng không nên làm hành động bán nước hại dân. Chỉ mấy lời khuyên mà Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi yến có ẩn ý thông đồng với quân Tây Sơn nên đã giam Bà vào một hang đá ở đảo phía tây – Nam đảo Côn Sơn nên đảo này được gọi là hòn Bà.

Hòn Bà Côn Đảo – Góc nhìn mới. Ảnh: Thanh Tùng

Khám phá Đầm Quốc

Từ Trạm Kiểm lâm đi bộ khoản 2km chúng ta sẽ khám phá rừng mưa ẩm nhiệt đới, với nhiều loại cây gỗ, dây leo chằng chịt. Chúng ta sẽ gặp những cây Găng néo có chu vi 2 người om6khong6 xuề, đây là cây cho gổ cứng, đẹp và bền; gặp những cây Bằng Lăng lớn, những cay đa đứng sừng sững trên đường. Chúng ta có thể gặp những loài chim quý, hiếm như bồ câu Nicoba, gầm ghì trắng đang kiếm ăn, hoặc những loài đặc hữu như Sóc Đen, Khỉ đuôi dài Côn Đảo.

Rừng ngập mặn Đầm Quốc

Diện tích khoản 5ha đây là rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất ờ Đảo. Thực vật rừng ngập mặn ở đây có 46 loài, các loài cây chủ yếu là Đước Đôi, Đưng, Đâng, Vẹt dù, Dà vôi, Xu ổi. Rừng ngập mặn ở Đầm Quốc được xác định là một trong những khu rừng nguyên sinh còn lại của Việt Nam. Rừng ngập mặn ở đây phân bố trên nền cát, sỏi, san hô và hoàn toàn ngập trong nước mặn, đây là điều khác biệt so với các khu rừng ngập mặn khác ở Việt Nam. Do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên rừng ngập mặn không cao, tuy nhiên chúng có bộ rễ khá phát triển và lan rộng với đường kính từ 6m- 8m.

Rừng ngập mặn ở đây có cây Cóc đỏ (loài có tên trong sách đỏ) lớn nhất Việt Nam. Có hai loài cây mới được phát hiện chưa có tên trong danh mục cây rừng ngập mặn Việt Nam là Vẹt hainesii và Xu rumphii.

Nguồn: theo BQLVQG

Rate this post
Previous Post
Những câu chuyện tình đẫm lệ ở Côn Đảo
Next Post
Hòn Bà Côn Đảo
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.