Khu đập đá khổ sai Côn Đảo và bài thơ Đập đá Côn Lôn

Đến trại giam Phú Hải lần theo dãy nhà giam cánh trái rồi vòng sang dãy xà lim đặc biệt, một nơi cần viếng thăm đã hiện ra trong cơn mưa nặng hạt: Khu đập đá khổ sai.

Bên trong lối vào khu đất trống xây tường cao bao bọc kia chính là nơi cụ Phan từng vung búa đập đá hồi năm 1908. Thật khó hình dung đây lại là chốn tạo “cảm hứng” để cụ viết bài thơ Đập đá Côn Lôn nổi tiếng. Khu đập đá nhỏ hẹp so với tổng diện tích lên đến hơn 12.000m2 của Bagne 1 (banh 1, lao 1), sau nhiều lần đổi tên đã dừng lại với lối gọi trại giam Phú Hải.

…Côn Đảo nhìn đâu cũng thấy đá. Từ sân bay Cỏ Ống đi về phía trung tâm huyện đảo, xe men theo cung đường ngoằn ngoèo băng qua các dãy núi đá. Các dãy đá granite chạy từ phía tây nam đến đông bắc, điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo lớn Côn Sơn.

Nhưng không chỉ có granite. Các nhà địa chất còn nhận ra quần đảo quy tụ 16 hòn này rất đa dạng, gồm cả đá mácma Mesozoi xâm nhập axít, đá mácma phun trào axít và phun trào trung tính… Từ những “vựa” đá phong phú này, nhà cầm quyền bắt các tù nhân khổ sai đẽo gọt, vận chuyển rồi xây thành lao, thành bờ tường để giam cầm chính họ. Sở làm đá (khu đập đá khổ sai) cũng cho ra “thành phẩm” là đá hộc để xây tường và đá dăm làm đường.

Bài thơ Đập đá Côn Lôn:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.

Nguồn: taucaotoc.vn

4.5/5 - (2 bình chọn)
Previous Post
Hầm xay lúa Côn Đảo – “Nhà tù trong nhà tù, địa ngục trong địa ngục”
Next Post
Giá vé tàu cao tốc đi Côn Đảo năm 2022
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.