Hải sâm dừa (con banh lông) Côn Đảo

Hải sâm dừa hay còn gọi là con banh lông là hải sản thuộc danh mục quý hiếm, nguy cấp, cấm khai thác, đánh bắt.

Hải sâm dừa sống dưới đáy biển, trong các rạn san hô nên để đánh bắt được loài này, phải dùng cào sắt phá đáy biển và rạn san hô. Việc khai thác hải sâm dừa đồng nghĩa với việc hủy hoại môi trường, tận diệt các loài hải sản khác. Theo người dân xứ biển, con banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn, cát.

Theo Viện Hải dương học Nha Trang, đây là loài động vật thuộc ngành Động vật da gai (Echinodermata), lớp Hải sâm (Holothuroidea), thuộc bộ Tua miệng phân nhánh (Dendrochirotida).

Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về lớp hải sâm phân bổ ở Việt Nam. Các tài liệu về lớp hải sâm được trích dẫn từ tài liệu, báo chí nước ngoài. Theo các thông tin này thì trên thế giới có khoảng 1.250 loài thuộc lớp hải sâm phân bố từ Ấn Độ dương đến Tây Thái Bình dương. Tất cả loài hải sâm đều sống ở đại dương, vùng biển sâu, một số vùi mình sâu 20-40cm dưới bùn cát khi nhiệt độ nước biển tăng. Thức ăn của loài động vật này là những loài thực vật, động vật như tảo biển, các vi sinh vật từ xác động vật thối rửa hoặc chất thải của các loài sinh vật khác.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và Tạp chí khoa học biển thì tại Việt Nam có khoảng 15-20 loài hải sâm được phát hiện có giá trị thương mại được dùng để chế biến thức ăn và chữa bệnh, phân loại theo 3 cấp độ giá trị : cao, trung bình và thấp.

Con Hải sâm dừa cơ thể có dạng hình trụ kéo dài, đường kính từ 60-180mm, dài từ 200-300mm, nhưng khi bắt lên cạn thì cơ thể căng tròn giống hình quả dừa. Mặt lưng thường có màu nâu đen hoặc trắng xẩm điểm lốm đốm những vùng có màu sắc nhạt hơn (màu vàng hoặc trắng sửa) mang rải rác những gai thịt xếp không đều. Phần bụng mang rất nhiều ống chân nhỏ không xếp thành hàng, da dầy, khi mổ ra bên trong có màu trắng sửa trông giống cơm dừa nên được ngư dân đặt tên là Hải sâm dừa hay Đồn đột dừa. Cơ thể con banh lông chứa nhiều nước bên trong và chiếm 1 phần lớn trọng lượng thân, ruột ngắn, có chiều dài gấp 2-3 lần so với chiều dài cơ thể, được sắp xếp theo kiểu xoắn ốc chạy dọc cơ thể. Trong cơ thể chứa rất nhiều nước dịch trắng trông giống như nước trái dừa.

Con Banh lông mặc dù không nằm trong Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác được quy định tại Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/03/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản nhưng là nghề khai thác thủy sản thuộc diện phải có Giấy phép khai thác thủy sản.

 

Rate this post
Previous Post
Côn Đảo mùa nắng vàng mật ngọt
Next Post
Ngôi chợ duy nhất ở Côn Đảo
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.