Đi tàu cao tốc ra Côn Đảo 02 ngày 01 đêm bạn sẽ làm gì ?

Hiện nay, số lượng khách đặt vé tàu cao tốc ra Côn Đảo trong 02 ngày (hôm nay đi ngày hôm sau về luôn) tương đối lớn, chính vì vậy mà chúng tôi gợi ý những nơi bạn nên ghé trong khoảng thời gian ngắn như vậy.

NGÀY 1: VŨNG TÀU – CÔN ĐẢO

Sáng 8h00: Quý khách có mặt tại Bãi Trước 09 Hạ Long, TP Vũng Tàu làm thủ tục lên chuyến tàu đi Côn Đảo theo lịch trình.

Khoảng 12h kém, Tàu cập cảng Bến Đầm, Quý khách hàng ra trước Bến cảng đón xe vào Thị trấn, giá trung bình một người/lượt là 40.000 đồng, trên đường quý khách sẽ được chiêm ngưỡng: Hòn Bà, Cửa Tử, Đỉnh Tình Yêu, Bãi Nhát,…những địa danh tạo nên vẻ đẹp của Côn Sơn…. Khoảng 20 – 30 phút sẽ đến thị trấn Côn Đảo, dùng cơm trưa và làm thủ tục nhận phòng.

Chiều: Quý khách tham quan:

Bảo tàng Côn Đảo: được khởi công xây dựng vào tháng 12/2009. Đây là công trình văn hóa lớn nhằm chào mừng 20 năm thành lập tỉnh (1991-2010) và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thành phố Hà Nội tài trợ gần 40 tỷ đồng cho công trình này.

Chùa Núi Một: Ngôi chùa duy nhất tại Côn Đảo.

Trên đường về ghé tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại Bãi Nhát, Bãi Đá Trắng, Mũi Cá Mập. Viếng bia tưởng niệm cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Côn Đảo. Ngắm hoàng hôn trên đỉnh Tình Yêu.

Về thị trấn Côn Đảo, dùng cơm chiều tại nhà hàng đã đặt hoặc khám phá ẩm thực Côn Đảo – Gia Linh Quán (Khu 3, huyện Côn Đảo), sau khi dùng bữa tối sẽ tự do khám phá Côn Đảo về đêm.

Vân Sơn Tự (Chùa Núi Một – Côn Đảo)

23:00: Đón xe taxi hoặc thuê xe máy đến viếng Nghĩa trang Hàng Dương – có gần 2000 ngôi mộ được chôn vùi nơi đây. Viếng đài tưởng niệm, các phần mộ liệt sĩ, viếng mộ chị Võ Thị Sáu là nữ tử tù đầu tiên tại Côn Đảo.

NGÀY 2: CÔN ĐẢO HUYỀN BÍ – VŨNG TÀU

Sáng: Quý khách dùng điểm tâm tại nhà hàng.

Quý khách tham quan cụm di tích lịch sử tai trung tâm thị trấn với:

  • Dinh chúa Đảo: Nghe thuyết minh tổng thể địa lý huyện Côn Đảo, tìm hiểu về 53 đời chúa đảo từng sống và làm việc tại đây.
  • Trại Phú Hải: là trại tù lâu đời do thực dân Pháp xây dựng, nổi tiếng với hầm xay lúa, khu biệt giam và khu đập đá Côn Lôn, nơi nhà chí sỹ yêu nước Phan Chu Trinh từng bị giam cầm…
  • Chuồng cọp kiểu Pháp: còn gọi là trại Phú Tường, là tâm điểm nhà tù Côn Đảo với hệ thống chuồng cọp kiên cố được xây dựng ẩn giữa các tòa nhà như mê cung. Xem chuồng cọp và nghe mô tả các hình thức tra tấn thể xác các tù nhân.
  • Chuồng cọp kiểu Mỹ: còn gọi là trại Phú Bình với các dãy phòng giam nhỏ hẹp và ẩm thấp được xây dựng năm 1971. Nơi đây chủ yếu tra tấn tù nhân về tinh thần và là nơi nhận được tin Sài Gòn giải phóng đầu tiên.
  • Viếng Nghĩa Trang Hàng Dương – nghĩa trang lớn nhất Côn Đảo, nơi chôn cất hàng vạn chiến sỹ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ tù đày (từ 1862 đến 1975). Tại đây Quý khách có thể viếng mộ các nhà cách mạng nổi tiếng của Việt Nam như Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Lê Văn Việt…, đặc biệt là mộ phần của nữ anh hùng Võ Thị Sáu, người được dân đảo kính trọng gọi bằng cô Sáu với nhiều giai thoại về sự hiển linh của Cô.
  • Khu biệt lập Chuồng Bò: Được dùng để chăn nuôi bò qua thời Pháp và Mỹ. Nơi đây dùng để tra tấn bằng cách ngâm tù nhân vào trong hầm phân bò.
  • Miếu bà Phi Yến (An Sơn Miếu), nơi thờ bà Phi Yến – thứ phi của chúa Nguyễn Ánh – gắn liền với câu hát dân gian nổi tiếng “Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Trên đường Quý khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hồ An Hải.
  • Hoặc Quý khách có thể lựa chọn Tham quan miếu Cậu và tắm biển bãi Đầm Trầu để thay thế chương trình tham quan cụm di tích lịch sử trên:
Miếu Cậu Côn Đảo

Trở về khách sạn. Làm thủ tục trả phòng và dùng cơm trưa. Tranh thủ ra Chợ Côn Đảo mua một số quà lưu niệm. Đến khoảng 12h tiến hành ra đón xe quay về cảng Bến Đầm làm thủ tục lên tàu.

Kết thúc chương trình.

Xem thêm:

Rate this post
Bài trước
Lịch trình khám phá toàn bộ Côn Đảo trong 03 ngày
Bài sau
Giới thiệu huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

3 Bình luận. Leave new

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.