Danh sách 53 chúa đảo của “địa ngục trần gian” Côn Lôn

Nói đến Côn Đảo, ấn tượng đầu tiên là khiến ta hồi tưởng lại một thời quá khứ nặng nề đau thương nhưng cũng rất hào hùng, quật cường, bất khuất. Một thời từng tồn tại địa ngục trên trần gian, từng hiện hữu những tên bạo chúa khát máu người và có biết bao người tù phải đớn đau chịu đựng bao năm lao tù khổ sai đằng đẵng như những đêm trường trung cổ.

Là quần đảo gồm 16 hòn đảo xinh đẹp và nên thơ, Côn Đảo có biển Đông xanh biếc bao bọc vỗ về, có thiên nhiên hoang sơ kì thú với các hệ sinh thái rừng và biển rất phong phú. Nhưng từ khi thực dân Pháp thiết lập hệ thống nhà tù để giam giữ lưu đày những tù nhân chúng cho là thuộc hàng trọng tội: làm quốc sự, tù cộng sản, tù chính trị, tù khổ sai… Chúng đã dần dần biến Côn Đảo thành một “địa ngục trần gian” như dư luận tiến bộ trên thế giới đã từng lên án. Đề lao Côn Đảo nổi tiến hà khắc với các thủ đoạn tra tấn, hành hạ tù nhân như chuồng cọp, hầm tối, hầm xay lúa, chuồng bò, chuồng phân… Để điều hành hệ thống nhà tù, thực dân Pháp tuyển chọn những tên cai ngục thuộc hàng ác ôn, nhiều thủ đoạn, khét tiếng tàn bạo và chức danh của chúng được gọi bằng tiếng Pháp là LE DIRECTEUR DU PENITENCIER, nhưng vì đặc tính nổi bật của chúng là quá tàn bạo không khác gì những tên bạo chúa nên chúng luôn được gọi là Chúa đảo, nắm toàn quyền điều hành nhà lao Côn Sơn.

Dưới thời thực dân Pháp tồn tại 39 đời chúa đảo với danh sách và lí lịch trích ngang như sau ([*])

  1. Đại úy hải quân ROUSSEL (1862-1863)
  2. Đại úy hải quân BIZOT (1863-1864)
  3. Trung úy hải quân BENOISI (1864-1866)
  4. Đại úy thủy quân lục chiến BOUBE (1866-1869)
  5. Đại úy hải quân STIEDEL (1869-1870)
  6. Đại úy hải quân CLAUDOT (1870-1871)
  7. Đại úy hải quân GAUDOT (1871-1872)
  8. Đại úy thủy quân lục chiến CHEVILLET (1872-1874)
  9. Đại úy thủy quân lục chiến SYMPHOZ (1874-1875)
  10. Quan chức hành chính MORINE (1875-1876)
  11. Đại tá hải quân PASQUET DE LA PROUE (1876-1877)
  12. Chánh văn phòng hải quân DISNEMATINDORAT (1877-1878)
  13. Quan chức hành chính PASQUET DE LA BROUE (1878-1882)
  14. Quan chức hành chính BOCOUET (1882-1884)
  15. Quan chức hành chính CAFFORT (1884-1887)
  16. Chánh văn phòng thư ký tổng hợp SELLIER (1887-1890)
  17. Quan chức hành chính RENE (1890-1892)
  18. Chánh văn phòng hải quân đã nghỉ hưu JACQUET (1892-1896)
  19. Cử nhân luật COLBERTURGIS (1896-1898)
  20. Quan chức hành chính MORIZET (1898-1908)
  21. Quan chức hành chính MELAYE (1908-1909)
  22. Quan chức hành chính CUDENET (1909-1913)
  23. Quan chức hành chính DEGAILLAND (1913-1914)
  24. Quan chức hành chính OCONET (1914-1916)
  25. Quan chức hành chính ROYER (1916-1917)
  26. Đại úy cảnh sát dự bị ANDOUARD (1917-1919)
  27. Đại úy lục quân viễn chinh lê dương LAMBERT (1919-1927)
  28. Quan chức hành chính BOVIER (1927-1934)
  29. Sĩ quan cảnh sát CREMAZY (1934-1935)
  30. Quan chức hành chính BOVIER (1935-1942)
  31. Đại úy hiến binh sen đầm BROUILLONNET (1942-1943)
  32. Chánh văn phòng lục quân lê dương TISSEYRE (1943-1945)
  33. Giám thị trưởng HILAIRE (1945)
  34. Quan chức hành chính GIMBERT (1946)
  35. Đại úy quân đoàn viễn chinh lê dương HORNECKER (1946-1947)
  36. Đại úy quân đoàn viễn chinh lê dương BRUCE (1947-1948)
  37. Chánh văn phòng quân viễn chinh lê dương LA FOSSE (1948-1951)
  38. Chánh văn phòng quân viễn chinh lê dương JARTY (1951-1953)
  39. Chánh văn phòng lục quân chính quốc BLANCK (1953-1955)

Sang đến thời kì đế quốc Mỹ, Côn Đảo vẫn tiếp tục là nhà lao giam giữ những người tù chính trị yêu nước, các chiến sĩ cộng sản nhưng đế quốc Mỹ tinh vi hơn, gian ngoan hơn. Với thủ đoạn dùng người Việt trị người Việt, đế quốc Mỹ duy trì tiếp theo 14 đời chúa đảo nhưng là những tên ác ôn khét tiếng của chế độ bù nhìn Sài Gòn mà người Mỹ núp bóng vai trò cố vấn luôn nắm quyền điều hành, quyết định mọi việc thuộc về nhà lao.

Bản danh sách những tên chúa đảo tiếp theo :

  1. Thiếu tá QĐQG VN Bạch Văn Bốn (1955)
  2. Công chức hành chính VN Trần Văn Thiều (1955-1956)
  3. Đại úy bảo an VN Hồ Chí Thiền (1956-1957)
  4. Thiếu tá QĐQG VN Bạch Văn Bốn (1957-1960)
  5. Thiếu tá QĐVNCH Lê Văn Thể (1960-1963)
  6. Thiếu tá QĐVNCH Nguyễn Văn Sáu (1963-1964)
  7. Trung tá QĐVNCH Tăng Tư Tự Sao (1964-1965)
  8. Trung tá QĐVNCH Nguyễn Thế Tỵ (1965)
  9. Trung tá QĐVNCH Nguyễn Phát Đạt (1965)
  10. Thiếu tá QĐVNCH Nguyễn Văn Vệ (1965-1971)
  11. Trung tá QĐVNCH Cao Minh Tiết (1971-1972)
  12. Trung tá QĐVNCH Đào Văn Phổ (1972-1973)
  13. Trung tá QĐVNCH Nguyễn Văn Vệ (1973-1974)
  14. Trung tá QĐVNCH Nguyễn Hữu Phương (1975)

Ngoài danh sách trên, năm 1945, khi Nhật chiếm đảo Lê Văn Trà được chúng cử giữ chức nhà tù Côn Đảo đến tháng 8 năm 1945.

Tháng 4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất, Côn Đảo chuyển mình bước ra khỏi quá khử đau thương rùng rợn, chấm dứt một thời kì dài chìm ngập trong chốn địa ngục của trần gian, danh sách những tên chúa đảo cũng dừng lại./.

MINH LAN – https://www.baotangbrvt.org.vn
(biên dịch)

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước
Hướng dẫn mua vé tàu cao tốc Côn Đảo Express online trực tuyến
Bài sau
Địa danh Côn Đảo qua Tư liệu lịch sử
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.