Ban quản lý di tích huyện Côn Đảo

Khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo là khu di tích Nhà tù lớn nhất và thuộc loại lâu đời nhất nước ta. Trong suốt 113 năm (1862 – 1975), thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã lần lượt giam cầm hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam, biến Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian” hết sức tinh vi và khét tiếng tàn bạo. Bất chấp chế độ lao tù khắc nghiệt của địch, các chiến sỹ cộng sản và những người yêu nước Việt Nam đã kiên cường đấu tranh “Thà hy sinh chứ nhất định không chịu đầu hàng”, giữ vững khí tiết của người Cộng sản, biến ngục tù Côn Đảo thành “Trường học đấu tranh cách mạng”. Nhiều đồng chí đã trở thành lãnh tụ và cán bộ xuất sắc của Đảng như: Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Linh…

Với những giá trị lịch sử to lớn đó, ngày 29/4/1979 Bộ Văn hóa Thể thao ban hành Quyết định số 54/QĐ-VHTT đặc cách công nhận khu Di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia; để thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử quan trọng này năm 1980, Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích Lịch sử Cách mạng Côn Đảo (nay là Ban Quản lý Di tích Côn Đảo).

1.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

1.1.Vị trí, chức năng:

Ban Quản lý Di tích Côn Đảo có nhiệm vụ chính trị được giao là bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích nhà tù Côn Đảo.

Ban Quản lý Di tích Côn Đảo có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

– Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án, công tác ngắn hạn, dài hạn về các mặt hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý Di tích Côn Đảo;

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về chuyên ngành bảo tồn và các ngành khoa học có liên quan sau khi được phê duyệt;

– Tổ chức phục vụ các đối tượng được khai thác, sử dụng các tài liệu có liên quan đến di tích do Ban Quản lý di tích hiện đang quản lý, lưu giữ; phục vụ khách tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học;

– Đăng ký, kiểm kê xây dựng hồ sơ khoa học và quản lý các di tích lịch sử. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, sử dụng và phát huy giá trị của Khu di tích trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Nghiên cứu, sưu tầm hiện vật bổ sung Khu di tích Côn Đảo;

– Phối hợp, tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học phục vụ trực tiếp cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, tôn tạo di tích thuộc phạm vi quản lý;

– Tổ chức bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn khách tham quan du lịch, quản lý tài sản, tư liệu hiện vật, các công trình kiến trúc sân vườn, cây cảnh… của di tích đã được Sở Văn hóa và Thể thao giao theo phân cấp;

– Quản lý và sử dụng viên chức, tài sản, tài chính của Ban Quản lý di tích theo đúng chính sách, pháp luật hiện hành của nhà nước.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao theo quy định của pháp luật.

Tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Di tích Côn Đảo:

– Ban Lãnh đạo: 03

                   + 01 Trưởng Ban

                   + 01 Phó Ban phụ trách công tác bảo tồn di tích

                   + 01 Phó Ban phụ trách công tác phát huy giá trị di tích

  – Các phòng chức năng:

                 + Phòng Tổ chức Hành chính:

                 + Phòng Nghiệp vụ di tích

                 + Phòng Bảo quản di tích

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trước
Kỷ niệm 40 năm thành lập Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Đảo
Bài sau
Lễ giỗ Bà thứ phi Hoàng Phi Yến
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.